Xin chào Anh chị, Shop Đồ Câu Cá Lào Cai rất vinh dự là một trong cửa hàng phân phối đồ câu trên toàn Quốc. Tại Website Shopdocaulaocai.com không chỉ cung cấp những sản phẩm phụ kiện câu cá, mà tại đây chúng tôi sẽ cập nhật thông tin, địa điểm hồ câu, giải đáp những câu hỏi về bộ môn câu cá này.
Vậy, trước khi đặt mua cho mình những sản phẩm để bắt đầu theo đuổi con đường đam mê câu cá này. Các cần thủ nên chuẩn bị và tìm hiểu sản phẩm nào và cách thức câu cá, bài viết dưới đây Shop Đồ Câu Lào Cai, xin chia sẻ những thiết bị cần có trước khi câu không thể thiếu đối với các cần thú chuyên nghiệp. Đồng thời Shop Đồ Câu Lào Cai những sản phẩm dưới đây đang được đăng bán tại Shopdocaulaocai.com.
Những Sản Phẩm Đang Được Phân Phối Của Shop Đồ Câu Lào Cai
Mồi Câu Cá – Máy Câu Cá – Lưỡi Câu Cá – Dây Câu Cá – Cần Câu Cá – Phao Câu Cá – Phụ Kiện
ĐỒ CÂU CÁ LÀO AI DÀNH CHO CẦN THỦ
Đi câu cần chuẩn bị những gì, mua cần gì, cần đó phù hợp với loại hình câu như nào hay phải mua cước hay dây dù với kick thước để có thể câu được cá 10 – 20kg. Những thông tin dưới đây Shop Đồ Câu Lào Cai xin được chia sẻ những kinh niệm của bản thân tới anh chị, vậy có chỗ nào chưa đúng rất mong anh/chị góp ý để Shop Đồ Câu Lào Cai được hoàn thiện hơn.
I. Cần Câu Cá Lào Cai
Cần câu cá gồm 4 loại chủ yếu và phổ thông nhất trên thị trường hiện nay, là Câu Lure, Lăng Xê, Lục và câu tay hay còn gọi là câu Đài. Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 4 loại cần và cách thức kỹ thuật câu cũng như Ưu nhược điểm của mỗi loại cần.
Đồ Câu Cá Lào Cai – Cần Câu Lure
Trước tiên phải trả lời câu hỏi, Câu Lure là gì? Câu lure hay còn gọi là câu cá bằng mồi giả, phương pháp sử dụng các loại mồi giả có hình dạng giống con cá, nhái, bọ… Khi câu lure cần thủ phải điều khiển con mồi để dụ cá săn mồi táp vào mồi cá giả hay còn gọi là điều khiển Action con mồi. Câu lure cũng gọi là một một môn thể thao hoạt động ngoài trời, bạn phải di chuyển trong quá trình câu, quăng ném cần thường xuyên. Vì thế rất có cảm giác đi săn con cá rất thú vị.

Cấu tạo và chất liệu mồi giả câu lure
Hiện tại trên thị trường có rất nhiều mẫu mã mồi giả để câu lure, chất liệu cũng như hình dáng khác nhau, nhưng chủ yếu đều dùng hình dạng con cá, ngoài ra một số mồi đặc thù như câu cá lóc, sử dụng mồi giả hình nhái hơi, nhái nhảy. Chất liệu sử dụng từ kim loại, hoặc nhựa ABS, và sử dụng cao su.
Câu lure được những loại cá gì
Câu lure được rất nhiều loại cá, chủ yêu là các loại cá săn mồi. Bạn cũng nên xác định là mình muốn đi câu loại cá gì ở địa hình nào: hồ, ao, sông, đầm, kè, ghềnh, biển… Có rất nhiêu muôn loài cá, bạn xác định được mình câu loại cá gì sẽ dễ dàng chọn mồi giả câu cá đó, và cũng như chọn được bộ cần câu lure tối ưu nhất
Một số loại cá khi đi câu lure bạn sẽ câu được:
- Suối: Cá mương, cá thiểu, cá chày, cá anh vũ…
- Hồ, ao: Cá lóc, ( quả), cá chim, cá cháo, cá trê, lăng, nheo, rô phi, cá sấu hỏa tiển….
- Nước lợ, mặn: Hồng, chẽm, măng, vượt, mú, nhồng, nhói, GT, Thu,…….
Có rất nhiều loại cá mà khi bạn sử dụng mồi cá giả đều có thể câu được, chính vì thế trước khi đi mua đồ câu lure, bạn cần xác định mình chơi ở địa hình nào, nước ngọt, hay lợ mặn, để chọn bộ đồ câu tốt nhất.

Cách chọn một bộ cần câu lure đúng chuẩn
Để chọn được một bộ cần lure, như mình đã nói trên bạn cần phải xác định mình đi câu ở đâu và câu loại cá gì, từ đó chọn máy câu, cần câu, mồi câu, dây câu. Mình sẽ chia ra những địa hình như sau để bạn dễ dàng chọn lựa đồ câu hợp lý nhất.
Địa hình câu ở Suối
Nên chọn các loại cần câu ngắn từ 1m45-1m6, vì địa hình đi rừng vào suối câu chật hẹp nên cần dài quá sẽ khó vung mồi câu đi, sử dụng máy câu cũng loại nhỏ, size từ 500-1000 hoặc các loại 2000-3000 cối nông.
Đa số suối thường cá nhỏ nhiều nên ko cần dùng cần quá cứng, hãy chọn các cần có Size UL, L có độ dẻo tốt cảm giác cá sẽ tốt hơn. Về phần chọn mồi giả câu cá suối thì chọn các loại mồi thìa Spoon, hoặc các loại mồi cá sắt, cá minnow size nhỏ dưới 5gr đánh là ổn nhất
Địa hình nước ngọt, Ao, Hồ, Đập
Hiện tại địa hình ao, hồ đa số anh/em đều câu cá lóc, trê, nheo, cá chim. Với địa hình và các loại cá này các bạn tùy vào sở thích mà chọn lựa cần câu có độ mềm vừa phải hoặc độ cứng cao, chọn từ các size cần: ML, M, MH, H, chiều dài cần thì thông dụng nhất vẫn là 2m1, 2m4, 2m7, ngoài ra ngắn hơn có 1m68, 1m98. Còn nên dùng cần đứng hay ngang tùy thuộc vào sở thích và kinh tế mỗi người
Nên Chọn bộ cần máy đứng hay cần máy ngang
Trong môn câu lure thì có 2 thể loại cần để cho bạn chọn lựa, cần máy đứng lure hoặc cần máy ngang , 2 máy câu cá này sẽ sử dụng 2 cần khác nhau, không sử dụng chung một cần được, vì khoen cần, độ cong, và Bát cầm nó cũng khác nhau. Mình sẽ phân tích ưu điểm và nhược điểm của từng loại máy.
Loại | Ưu Điểm | Nhược Điểm |
Bộ cần lure máy đứng |
|
|
Bộ Cần Lure máy ngang |
|
|
Cần Câu Lăng Xê
Câu lăng xê là gì? Câu Lăng xê (Lancer) là một trong những kĩ thuật câu khá phổ biến. Gọi là câu Lăng xê vì câu Lăng xê sử dụng một loại lưỡi câu khá đặc biệt.
Bộ lưỡi câu lăng xê là bộ lưỡi gồm một lò xo và có nhiều lưỡi câu , có từ 3-5 lưỡi câu chính vì có nhiều lưỡi nên khả năng dính cá sẽ cao hơn. Điểm yếu là khó câu với điểm câu có nhiều vật cản ở dưới nước vì có nhiều lưỡi nên khả năng mắc, vướng cũng rất cao.

Cách chọn một bộ cần câu lăng xê
Theo kinh nghiêm của tôi cân câu lăng xê nên dùng loại cân Trolling ( kiểu Spinning ) là tốt nhất
Lý do mà mình phải dùng cần Trolling là tại vì mồi câu lăng xê là một loại mồi tương đó nặng, nếu mình muốn ném mồi cho chính xác thì mình phải tìm loại cần tương đối cứng như loại cần Trolling . Nếu khó tìm loại cần này thì chúng ta có thể áp dụng loại cần nào cũng được mà có cấu hình tương đương với loại cần Trolling này . Cấu hình của cần câu lăng xê nên chọn loại cấu hình như sau:
- Dài từ : 1.7m -2.5m
- Action : FastPower : M (Medium ) hoặc MH (Medium/Heavy )
Action là như thế nhưng thực ra thì mình có thể chọn loại cần câu mà có thể ném chính xác loại mồi nặng khoảng 50g-100g và hợp với điểm câu của mình là được không cần phải có cấu hình chính xác như nói trên nhưng nếu muốn có được sự chuyên nghiệp hơn thì loại cần và cấu hình của cần phải được chính xác như đã hướng dẫn ở phần trên .
Máy Câu
Câu lăng xê không nhất định phải dùng loại máy nào chỉ cần biết là máy đó có thể kéo được cá mục tiêu của mình là được hay còn nói theo cách khác là câu cá to thì dùng máy to câu cá nhỏ thì dùng máy nhỏ. Cái quan trọng trong việc chọn máy câu lăng xê là phải tìm được máy có thể ném mồi được xa còn vẫn để khác thì không quan trọng lắm.

Chống cần lăng xê: Gồm thanh kim loại cứng cắm xuống đất hoặc cây sắt ngang để giữ cổ định cần câu
Chuông câu lăng xê: Có tác dụng để thông báo cho cần thủ khi có cá cắn câu.
Cần Câu Đài + Câu Tay
Câu đài là gì?” bạn cần tìm hiểu qua về nguồn gốc của kiểu câu này. Câu đài thực chất là hình thức câu tay có nguồn gốc từ Đài Loan. Chữ “đài” trong câu đài chính là Đài Loan. Người ta thường sử dụng câu đài khi câu ở ao hồ. Ngày nay, người ta còn gọi câu đài là kỹ thuật câu cạnh tranh hay kỹ thuật câu thi.
Câu đài dựa trên nguyên lý cân bằng 2 lần của bộ thẻo câu:
- Lần 1 là sự cân bằng của hai yếu tố là sức nổi của phao và trọng lượng chì cùng lưỡi câu.
- Lần 2 là dùng sức nặng của mồi câu để phá vỡ sự cân bằng của lần 1. Lúc này đòi hỏi các cần thủ phải có sự điều chỉnh phao linh hoạt để giúp 2 lưỡi câu đài về trạng thái khiến cá dễ ăn mồi và cắn câu nhất. Nếu cá đớp mồi thì tín hiệu sẽ được truyền về phao để cần thủ nhận biết nhanh nhất.

Câu đài dùng cần nào
Bạn nên dùng cần câu đài có chiều dài từ 3,6 – 4,5m. Với chiều dài này của cần, các cần thủ sẽ dễ dàng nhìn thấy các tín hiệu tờ phao khi cá cắn câu. Nhờ đó mà phản ứng câu sẽ linh hoạt hơn rất nhiều.
Về độ cứng, tuỳ vào thói quen mà bạn có thể chọn cần câu đài có độ cứng từ 2H đến 8H. Ngoài ra, còn do điều kiện kinh tế mà các cần thủ sẽ chọn cho mình chiếc cần câu đài có độ cứng phù hợp.Trên thị trường hiện nay, cần câu đài cũng có rất nhiều mức giá từ vài trăm cho đến vài triệu. Nếu thích bạn sẽ dễ dàng sắm cho mình một chiếc cần câu đài để thoả mãn đam mê.

Chọn lưỡi câu đài như thế nào cho hiệu quả
Khi chọn lưỡi câu đài bạn nên ưu tiên loại lưỡi câu nhỏ và không có nhạnh. Lưỡi câu nhỏ sẽ không đánh động và làm cá hoảng loạn. Nhờ đó mà nó làm tăng hiệu quả khi câu cá. Sở dĩ bạn nên chọn lưỡi câu đài loại không có ngạnh là vì lưỡi câu có ngạnh sẽ gây cản trở quá trình tháo gỡ cá. Đặc biệt, trong các cuộc thi câu cá thì sử dụng lưỡi câu đài không có ngạnh sẽ tốc độ gỡ cá tối đa.
Chọn dây câu đài như thế nào
Yếu tố thứ hai cần quan tâm đến sau khi biết câu đài là gì đó chính là chọn dây câu đài. Chọn dây câu đài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả câu.Bạn nên chọn dây câu đài loại nhỏ và có độ trong suốt cao. Loại giây này khi thả xuống nước cá gần như không nhìn thấy và rất dễ bị mắc lừa. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý chọn dây câu đài có độ bền cao.
Thông thường khi buộc dây câu đài, người ta thường buộc thẻo đôi so le nhau. Cách buộc này bao gồm 2 dây:
- Dây trục : là dây đóng vai trò quan trọng nhất. Dây trục được tính từ đầu cần cho đến thanh quấn chì.
- Dây thẻo : phần dây phụ. Một đầu dây thẻo sẽ buộc vào lưỡi câu, đầu còn lại nối vào vòng cao su.
Chọn mồi câu đài
Mồi câu đài bao gồm 2 loại là mồi xả và mồi câu.
- Mồi câu đài là phải là mồi chuyên dụng. Mồi câu đài thường có rất nhiều màu sắc bắt mắt.
- Mồi xả phải có tính sương mù hoá và có tính tan. Loại mồi này đóng vai trò chủ chốt trong vấn đề tạo ổ câu và dụ cá đến.
- Một mẹo nhỏ cho các cần thủ là luôn làm mồi câu ngon hơn mồi xả. Sở dĩ nên làm như vậy là vì nếu mồi xả quá ngon cá sẽ ăn lởn vởn xung quanh mà không chịu đớp mồi gắn trên lưỡi câu.

Cần Câu Lục
Câu lục là gì? Câu lục là cách câu cá cho thính và lưỡi câu nằm tại đáy nước. Nghe qua thì nghĩ rằng, có lẽ chỉ có cá ở tầng đáy mới ăn mồi, vậy nghĩa là câu đáy chứ không phải câu lục! Tuy nhiên, đây là kỹ thuật câu đặt mồi ở đáy nhưng rất nhiều loài cá ở tầng cao hơn vẫn bị cắn câu. Đó là bởi vì câu lục dựa vào mồi câu và thính câu để thu hút các loại cá sống ở các tầng cao hơn xuống đáy nước để ăn mồi và cắn câu.
- Câu Lục Tì
- Câu Lục Bềnh

Chọn cần câu lục
Cần câu lục thường sử dụng có độ dài từ 3.6m, 3.9m, 4.05m, 4.25m, 4.5m, 5.3m, 6.3m hay 7.2m. Việc lựa chọn cần câu phải phù hợp với thể trạng cũng như chiều dài khổ tay của người sử dụng. Điều này là bước quan trọng nhất dành cho anh em mới chơi có thể lựa chọn được tầm cần mà mình sẽ sử dụng. Có 3 khoảng cách cơ bản giúp cần thủ có thể dựa vào để xác định
1. Câu lục gần bờ hay còn được gọi là câu lục đầu cần.
- Với trường hợp này anh em sẽ chọn cần mềm tương đương CX hoặc DX để đánh
- Độ cứng CX hoặc DX sẽ phù hợp với đầu cần, không mang cảm giác cứng và khó kiểm soát
2. Câu lục xa bờ 30-50m
Khoảng cách này được nhiều cần thủ chọn để săn hàng, vì đây là tầm thích hợp để có thể có khá nhiều sự lựa chọn về cần cả cần lục 3 khúc và cần lục rút. Với khoảng cách này, để chọn cần câu lục cho phù hợp, những cây cần có độ cứng T33 tương đương BX sẽ được ưu tiên hàng đầu.
3. Câu Lục Xa Bờ 60-80m
Khoảng cách này thì sẽ ưu tiên cho cần lục 3 khúc thì độ cứng cũng như khỏe sẽ đảm hơn so với dòng cần rút
Chọn phao câu lục
Phao câu có rất nhiều loại, nhiều hình dạng được bán trên thị trường. Sẽ không có loại phao nào có thể gọi là dùng ở đâu cũng được. Để chọn phao câu cá thật sự hiệu quả, ngoài việc chọn phao sử dụng đúng hoàn cảnh thì chọn phao cần dựa trên điều kiện tự nhiên nơi đang câu như: độ sâu, dòng chảy, sức gió,… và loại cá muốn câu.
Phao câu ngày: Lục đầu cần
Phao lục đầu cần có bầu phao bé vì chỉ cần 2 tác dụng: báo hiệu và chống sóng (khi cần). Vì câu đầu cần nên mũ phao cũng nhỏ, sát mũ phao, cần phao sơn vài vạch sơn phản quang cho dễ quan sát.
Loại này luôn đi với bộ phận gắn phao cố định. Nhưng trong câu nước sâu cần dùng với bộ phận gắn phao chạy. Khi câu trong vạt bèo, bè muống, phao lục ngắn để linh hoạt khi đặt lưỡi vào các khoảng trống nhỏ giữa các lá bèo. Vì thế loại này có cần phao, chân phao ngắn; phao dài từ 8 – 12 cm, nên chọn loại gắn chân phao nhẹ, mềm.

Khi câu ở mặt nước trống, có sóng gió, bạn nên sử dụng loại phao chống sóng với cần phao mảnh, dài có khi tới 30cm, cả chiếc phao dài tới 40cm.
Mũ phao hình bầu dục nhỏ làm giảm độ cản gió. Thêm đó là bầu phao thon hơn và to hơn để có thể gắn thêm ít chì lá vào chân phao giúp phao ổn định tốt hơn trong sóng gió.
Phao câu ngày: Lục xa bờ, Phao lục xa bờ có thêm tác dụng mà phao lục đầu cần không có: làm điểm tựa giúp cho lưỡi lên thẳng khi giật. Để đạt được, phao cần to và nặng. Người ta phải thêm rất nhiều chì vào chân phao. Câu càng xa, càng sâu thì phao càng to và nặng. Bầu phao rất to, đôi khi to hơn quả trứng vịt, đường kính tới 5 cm.
Phao câu lục đêm: Có nhiều cách tạo thành phao đêm, đa số dùng loại chuyên dụng có lắp pin và bóng đèn. Nó bao gồm bầu lắp pin có thể tháo rời khỏi bầu phao. Loại này rất sáng, sáng lâu, có lần tôi để quên 3 ngày, phao vẫn sáng.
Chọn lưỡi câu lục
Lưỡi câu Lục được chia ra làm nhiều cỡ và được phân theo số như lục : 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12,… Tại sao lại có những cỡ như vậy là họ dựa trên độ dày của thép sử dụng để làm lưỡi của 1 bộ lục. Chì của bộ lục thông thường cũng có số và có độ nặng tính bằng Gram cùng với số của cỡ lục.

Có 4 nguyên tắc chung
- Câu xa hay gần: xa lưỡi cỡ to chống lật, gần lưỡi cỡ nhỏ.
- Câu nông hay sâu: nông lưỡi cỡ nhỏ, chì nhỏ, tay dài; sâu lưỡi to, chì to, tay ngắn; sâu quá lưỡi tứ cỡ to, chì to, tay ngắn.
- Nước trong- lưỡi nhỏ, nước đục- lưỡi to.
- Cá to-lưỡi to, cá bé lưỡi bé.
Đặc trưng các loại lưỡi lục
Được so sánh khi làm từ cùng loại thép trên các tiêu chí sau: Đóng (lưỡi bập vào cá); duỗi (lưỡi bị doãng ra khi ròng cá), bong (mất cá do lưỡi tuột khỏi cá)
- Loại vòng thúng: đóng tốt (bập vào cá) , ít duỗi, dễ bong, lưỡi cao (chiều cao của lưỡi).
- Loại xoài: đóng kém, ít duỗi, khó bong, lưỡi thấp.
- Loại đĩa bay (đuôi ngựa): đóng tốt, duỗi, khó bong, lưỡi cao trung bình.
- Loại xoài mở: như loại xoài nhưng đóng dễ hơn, lưỡi cao hơn.
- Loại móng rồng: đóng tốt, khó duỗi, khó bong, lưỡi cao.
- Loại tay quỷ: đóng tốt, khó duỗi, khó bong, lưỡi cao.
- Loại lưỡi hái: dễ đóng, dễ duỗi, dễ bong.
2. Lưỡi Câu Cá Lào Cai
Đi câu mà không có lưỡi thì chỉ có câu bằng niềm tin, dưới đây là 3 loại lưỡi thông dụng của toàn bộ cần thủ mà ai cũng biết. Bộ 3 lưỡi câu được sử dụng với nhiều kỹ thuật câu và địa hình khác nhau vậy chọn lưỡi như nào để cho cuộc đi câu thành công nhất hay cùng đọc chia sẻ dưới đây.
Chọn Câu Lưỡi Đơn
Lưỡi cá là một trong những bộ phận quan trọng nhất để cần câu có thể phát huy hết công năng của mình. Chính vì vậy bạn cần phải lựa chọn kỹ lưỡng. Tốt nhất nên tìm hiểu kỹ những kỹ thuật cơ bản sau:
Đừng vội lựa chọn lưỡi câu lớn nhất vì “nhỏ nhưng có võ” lưỡi câu nhỏ sẽ giúp mồi hoạt động tự nhiên, móc cá nhanh hơn khi có cá tấn công mồi.
Cũng cần phải chú ý độ sắc bén của lưỡi để đảm bảo độ chính xác, nhanh nhạy khi câu cá. Tốt nhất nên bảo quản ở trong hộp vì theo thời gian lưỡi thường bị lụt đi, nhất là đối với nhất lưỡi câu bằng thép mềm có chất lượng thấp.
Câu cá gì thì lưỡi nấy
Lưỡi câu phải phù hợp với kích thước của cá nhưng quan trọng nhất là miệng cá và cách thức cá bắt mồi.
- Lưỡi lớn: dành cho cá ăn tạp, cá khỏe (cá mè, cá trắm cỏ, cá trôi…)
- Lưỡi gọn: thường dùng cho các loại cá hay nuốt mồi vướng lưỡi sẽ phun lưỡi ra (cá hú, cá ngát, cá trê…)
- Lưỡi nhỏ: dành cho các loại cá nhỏ (cá rô, cá diếc…)
Câu mồi gì thì lưỡi nấy
Tùy theo loại mồi mà chúng ta chuẩn bị để lựa chọn lưỡi câu phù hợp. Chẳng hạn như:
- Mồi động vật (giun, dòi, tôm…) thì dùng lưỡi đơn
- Mồi tép thì dùng cần có lưỡi nhỏ, mảnh để dễ móc mồi hơn.
Các Loại Lưỡi Câu Đơn:
- Lưỡi Circle: Loại lưỡi này phù hợp với kiểu câu mồi sống và thường khi dùng lưỡi câu này sẽ giúp cá giữ được mạng sống. Vì lưỡi câu đã bị uốn cong vào phía trong nên lưỡi câu sẽ trượt dọc theo cổ họng cá cho đến khi tới miệng. Đây là loại lưỡi thường dùng để câu: cá trê, cá lăng…
- Lưỡi Aberdeen: Loại lưỡi này thường có thân dài, làm bằng kim loại nhẹ để hạn chế lưỡi đâm thủng quá mức con mồi. Đây là loại lưỡi được các cần thủ sử dụng khi câu: cá đục, cá rô…
- Lưỡi Bait Holder: Đây là loại cá phổ biến nhất hiện nay, trên thân lưỡi có các ngạnh phụ giúp giữ mỗi chắc chắn hơn.
- Lưỡi Octopus: Loại lưỡi có phần uốn cong lớn, tròn rất thích hợp để câu với hầu hết các loại cá. Đặc biệt là: cá đối, cá chẽm, cá nhồng…
Lựa chọn lưỡi câu dựa vào trọng lượng của cá:
Mỗi loại lưỡi câu sẽ bao gồm một bộ rất nhiều kích thước khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà chúng ta có thể lựa chọn lưỡi câu có kích thước phù hợp.
Chẳng hạn như đối với lưỡi câu RYOBI của Nhật Bản có các kích thước từ 1 đến 10. Đây là loại lưỡi câu có thể dùng để câu cá nước ngọt và cá nước mặn. Thường được dùng để câu cá chép, cá trê, cá rô phi, cá giò, cá dìa…
- Lưỡi #1, #2, #3 thường dùng để câu các loại cá có kích thước khoảng 1 kg.
- Lưỡi #4, #5, #6 thường dùng để câu cá từ 1 đến 3 kg
- Lưỡi #7, #8, #9, #10 có thể dùng để câu các loại cá từ 3kg trở lên.
Chọn Lưỡi Câu Lục
Lưỡi câu lục là kiểu lưỡi câu cá dạng câu chùm có sáu cạnh. Nó có nhiều dáng khác nhau, mỗi dáng lại có một kiểu câu, tùy thuộc vào cần thủ nhắm tới đối tượng con mồi là gì. Khác với lưỡi câu đơn là cá sẽ ngậm lưỡi câu trong miệng thì với câu lục cá sẽ bị mắc lưỡi câu ở bất cứ nơi nào quanh vùng đầu, thân và đuôi, bởi vậy sử dụng lưỡi câu lục sẽ hiệu quả và câu được nhiều cá hơn.
Lưỡi câu lục đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kết quả của chuyến đi câu, vậy làm sao để chọn được lưỡi câu lục phù hợp, hiệu quả khi câu? Cùng đọc bài viết này để tìm đáp án và có thêm cho mình sự lựa chọn lưỡi câu lục tốt nhất, phù hợp nhất khi đi câu nhé!
Một số loại lưỡi câu lục
Lưỡi lục tỳ: Lưỡi câu phân theo kiểu câu mà người ta sẽ làm mỗi loại cho phù hợp, lưỡi câu tỳ thì thường làm chì nặng, tay cước và lưỡi to chắc khỏe hơn lưỡi bềnh, bởi cách câu tỳ là chờ đợi con mồi ăn mồi quanh ổ rồi chạm (tỳ) vào lưỡi câu kéo phao chìm xuống là sẽ giật, bất cứ vị trí nào của cá chạm vào cũng bị bắt bởi lưỡi câu tùy, cách câu này cần thủ phải chăm chú “ngắm” phao, vì đôi khi con mồi cả buổi mới chạm 1 2 lần.
Lưỡi lục bềnh: Ngược lại với cách câu tỳ kéo phao chìm xuống thì cách câu bềnh là khi phao nổi lên là giật, không chỉ lưỡi câu mà phao câu cũng chia làm phao bềnh và phao tỳ.
Lưỡi câu lục tàng hình: Phù hợp với những ai tay nhỏ, thích bộ môn nhẹ nhàng, Lưỡi câu lục tàng hình sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của các bạn. Lưỡi câu lục tàng hình rất thích hợp với bộ môn câu bềnh.
Lưỡi câu lục xa bờ: Nếu như các lưỡi câu lục khác dùng một thời gian ngắn có thể sẽ bị cùn lưỡi câu, nhưng đối với lưỡi câu lục xa bờ lại có ưu điểm đó là dùng được rất lâu, khi bị cùn bạn chỉ cần mài lại lưỡi câu là có thể câu cá như lưỡi câu mới. Lưỡi câu lục xa bờ câu cá trắm cỏ sẽ là thích hợp nhất.

Những nguyên tắc chọn lưỡi câu lục cần biết
- Nếu câu xa bạn nên dùng lưỡi cỡ to để chống bị lật, còn nếu câu gần thì dùng lưỡi cỡ nhỏ.
- Câu cá nông dùng lưỡi câu lục cỡ nhỏ, chỉ nhỏ, tay dài; còn câu cá sâu dùng lưỡi to, chì to, tay ngắn. Với trường hợp, câu cá quá sâu nên dùng lưỡi tứ cơ to, chì to, tay ngắn là hợp lý nhất.
- Trường hợp, khi đi câu nước trong sử dụng lưỡi nhỏ, nước đục dử dụng lưỡi to.
- Bạn có ý định câu cá to thì nên chuẩn bị lưỡi to để quá trình câu được dễ dàng, với cá bé sử dụng lưỡi bé.
Chọn Lưỡi Lăng Xê
Theo tôi biết bộ lưỡi câu lăng xê đã được chia thành 2 loại là: Bộ lưỡi câu hồ câu hồ dịch vụ , hồ giải trí ) và Bộ lưỡi câu điểm tự nhiên câu sông , câu thủy điện, điểm câu tự nhiên.
Bộ lưỡi lăng xê câu hồ
Bộ lưỡi lưỡi lăng xê câu hồ là bộ lưỡi không có gì đặc biệt nhiều . Điểm mạnh của bộ lươi này là có nhiều lưỡi câu , có từ 3-5 lưỡi câu chính vì có nhiều lưỡi nên khả năng dính cá sẽ cao hơn . Điểm yếu là khó câu với điểm câu có nhiều măc vướng ở dưới nước vì có nhiều lưỡi nên khả năng mắc, vướng cũng rất cao .
Chính vì điểm mạnh điểm yếu đó dân câu mới hay sử dụng loại bọ lưỡi này trong việc câu kéo trong các hồ dịch vụ hơn dùng câu trong điểm câu tự nhiên vì điểm câu tự nhiên có nhiều mắc vướng .

Bộ lưỡi câu điểm tự nhiên.
Độ co giãn của lò xo, Lý do mà lò xo của bộ lưỡi câu này có độ co gãn là để giàm tỉ lệ mắc vướng.Nếu lò xo bình thường khi mắc vướng ở dưới nước thì sẽ khó kéo lên .
Bộ lưỡi này thường thì không thấy bán ở các tiệm đồ câu. Nó được dân câu họ tự chế. Cách làm lò xo này cũng không có gì khó các bác chỉ cần 1 cái kìm và 20cm dây thép. Dây thép có thể mua được ở cửa hàng bán vật liệu xây dựng giá của nó khoảng 3000 đ/1 cuộn. 1 cuộn dây thép các bác có thể là được khoảng 40-50 cái lò xo trong vong 30 phút.
Chọn Lưỡi Câu Lure
Đang cập nhật
3. Mồi Câu Cá Lào Cai
Mồi Câu Giả
Trong thị trường mồi giả (mồi nhân tạo) có rất nhiều loại như Mồi Crank Baits, Mồi Swim Baits, Jerk Baits, Spinner Baits, mồi Plastics, Mồi Jig head, Mồi Tube Jigs và nhiều loại mồi khác nưa. Những mồi này thường được làm bằng nhựa hoặc chất giống keo và chúng di chuyển y như thật. Bạn dễ dàng thành công khi đánh bắt thành công cá hoặc các loài sinh vật khác sinh sống trong môi trường nước ngọt khi sử dụng mồi giả bằng việc điều khiển tốc độ của mồi và trình diễn chúng như những con mồi thật đang bơi hoặc đang bị thương.
Mồi giả rất đa dạng các kích thước, màu sắc, mẫu mã. Tất cả hình dạng các loài cá mồi chúng đều có rất dễ dàng cho bạn lựa chọn phù hợp với loài cá muốn câu. Trong trường hợp một số mồi giả không giống loại mồi nào thì màu của chúng đặc biệt sáng và ánh lên đủ để dụ dỗ cá cắn câu.

Các Loại Mồi Câu Giả
Jigs – Mồi mềm có đầu cứng: Jigs có một đầu có trọng lượng ở một bên và một bên móc. Với một chiếc váy lông vũ hoặc lưới nhựa, mồi mềm thường được coi là một trong những loại mồi câu phổ biến nhất. Nhờ trọng lượng của chúng, mồi chìm dễ dàng trong nước làm cho chúng rất dễ sử dụng, do vậy đối với những cần thủ mới, mồi mềm được đánh giá là phù hợp nhất vì chúng sử dụng dễ và đơn giản.
Mồi Spinnerbait: Mồi Spinnerbait có một chút khác biệt vì chúng di chuyển theo chiều ngang trong nước. Chúng có nhiều hình dạng và màu sắc tùy thuộc vào độ sâu và loài được nhắm mục tiêu. Spinnerbaits được trang bị một lưỡi câu treo ở một bên và một hoặc nhiều lưỡi kim loại quay như cánh quạt, mặt khác.
Mồi Thìa: Thìa là mồi cong, lõm và làm từ kim loại. Mồi thìa có hình dạng thìa lõm giống như tên gọi của nó – thìa có tay cầm bị cắt. Hình dạng lõm của chúng làm cho chúng phát sáng và chao đảo khi chúng di chuyển trong nước.
Mồi nhựa mềm – Mồi dẻo: Mồi nhựa mềm là mồi cao su dẻo được thiết kế để bắt chước nhiều loại sinh vật sống dưới nước. Chúng có thể là bất cứ thứ gì từ cá nhỏ (cá nước ngọt), sâu bọ và tôm, tôm hùm đất đến thằn lằn và ếch. Nhựa mềm thường được sử dụng để câu các loại cá da trơn nước ngọt.

Mồi Ruồi: Mồi ruồi là một loại mồi câu cá truyền thống được sử dụng trong câu cá nước ngọt. Nhờ sự phát triển của các vật liệu mới, đôi khi chúng cũng có thể được sử dụng trong câu cá quay. Mồi câu cá bay chỉ bao gồm một móc đơn và váy (được dùng như cánh của những con ruồi, chuồn chuồn…).
4. Phao Câu Cá
Phao câu cá là gì? phao câu là món phụ kiện không thể thiếu trong chuyến đi câu của tất cả cần thủ, giữ vị trí quan trọng suốt thời gian chinh phục mọi giống cá. Công dụng chủ yếu của phao câu cá chính là báo hiệu cho người câu khi nào cá đã cắn mồi. Nếu đem so sánh phao cùng với cần câu thì hai vật dụng này có mức độ ngang tầm nhau. Chắc chắn, bạn sẽ có chuyến đi câu thu nhiều chiến lợi phẩm, thuận lợi khi kết hợp đúng phao tốt với cần chất lượng.

Chất liệu làm phao câu cá
- Ăngten (tim phao) : kim loại ( mảnh, cứng và nặng ), Fiber ( rỗng, mềm, nhẹ, đường kính hơi to).
- Thân phao : Lông Công (nâng chì vừa phải, nhưng chịu nhiệt kém :, Cỏ (Reed :Tải chì nhiều, nhưng kém bền) , Gỗ Balsa (nâng chì vừa, chịu nhiệt tốt hơn, độ bền vừa)
- Chân phao : Kim loại, gỗ (tre/trúc), Carbon
Cấu tạo chính của phao câu cá
Thông thường, một chiếc phao câu sẽ bao gồm bốn phần bính như sau: cần phao, bầu phao, chân phao và mũ phao. Ngoài ra một số loại khác còn được gia cố thêm bột phận gắn chân phao.
Cần phao: là chi tiết cố định được sản xuất bằng chất liệu thanh sợi thủy tinh. Cần thủ có thể dùng đốt một của cần câu tay bán sẵn tại các cửa hàng trên toàn thành phố. Ưu điểm của loại cần phao này đó là thẳng, bền bỉ và tiết diện nhỏ. Không chỉ vậy, các loại cần phao điện cũng dùng chất liệu này cấu tạo lõi, dây đồng dẫn diện quấn xung quanh phao. Và phủ ngoài bằng keo bảo vệ hoặc quấn chỉ.
Bầu phao: chất liệu chính hay dùng để tạo nên bầu phao sẽ có chung đặc điểm là nhỏ hơn nước điển hình như gỗ li-e, xốp ép, gỗ balsa, gỗ gòn. Bầu phap lục có thể nhỏ, có thể to nhưng luôn thiết kế hình giọt nước.
Chân phao: đối với phao lục đầu cần thì chất liệu giống như cần phao. Nhưng chân phao được vuốt nhọn, tác dụng để lắp đặt vào vị trí gắn phao. Phao lục xa bờ thì phần chân phao này làm từ thanh kim loại tròn, bọc chì một lớp bên ngoài giúp đạt trọng lượng thích hợp, thuận tiện cân phao. Chân phao có gắn thêm khuyên cố định bộ phận gắn phao chạy.
Mũ phao: được các hãng làm từ xốp, màu sắc sặc sỡ nổi bật dễ dàng nhận biết. Hình dạng mũ phao tùy thuộc cách câu và từng loại.
Các loại phao câu cá
Phao câu cá có nhiều loai: Phao câu lục, phao câu đơn, câu đài, Phao câu biển, phụ kiện phao câu. Phao câu cá cực kỳ đa dạng tùy thuộc vào lưỡi câu và cước câu và điều kiện đi câu mà bạn lựa chọn phao câu sao cho hợp lý nhất. Chính vì vậy trước khi lựa chọn phao bạn phải tìm hiểu trước thông tin sau đây.
Phao câu cá có hai loại phao phổ biến: phao ngày và phao đêm.
Phao câu ngày:
Phao tròn với kích thước khác nhau .Được làm từ chất liệu tốt,nổi trên nước an toàn .Chống mài mòn và tái sử dụng nhiều lần.
Lục đầu cần:Phao lục đầu cần có bầu phao bé vì chỉ cần 2 tác dụng: báo hiệu và chống song. Loại này luôn đi với bộ phận gắn phao cố định. Nhưng trong câu nước sâu cần dùng với bộ phận gắn phao chạy.
Phao lục xa bờ: làm điểm tựa giúp cho lưỡi lên thẳng khi giật. Để đạt được phao cần to và nặng người ta phải thêm rất nhiều chì vào chân phao. Câu càng xa, càng sâu thì phao càng to và nặng
Phao câu đêm:
Có nhiều cách tạo thành phao đêm, đa số dùng loại chuyên dụng có lắp pin và bóng đèn. Nó bao gồm bầu lắp pin có thể tháo rời khỏi bầu phao. Loại này rất sáng, sáng lâu. Chất liệu thường làm từ nhựa PC cứng, không dễ vỡ. Di ốt bên trong đèn sử dụng được lâu dài không cần thay thế 2 Pin 1,5 V đi kèm, pin có thể phục hồi lại 2 giờ hoặc nhiều hơn sau khi sử dụng 6 đến 8 tiếng liên tục.Bên trong phao đèn phát ra âm thanh để thu hút cá
Loại thứ 2 là sử dụng chính phao ngày, nhưng gắn thêm que ligne stick khi câu tối. Loại này ít được sử dụng hơn.
Cách chọn phao câu
Phao câu có rất nhiều loại, nhiều hình dạng. Để chọn phao câu cá thật sự hiệu quả nên chọn phao sử dụng đúng hoàn cảnh và cần dựa trên điều kiện tự nhiên nơi đang câu như: độ sâu, dòng chảy, sức gió,… và loại cá muốn câu.
Đối với vùng nước câu là các kênh đào:
- Chiều sâu nước: từ 1-3m, gần bờ.
- Dòng chảy: chảy nhẹ hoặc không dao độn.
- Loại cá muốn câu: cá chài, cá vền, ché.
- Trường hợp một với sức gió: không có gió hoặc gió nhẹ. Loại phao sử dụng: Phao thân thuôn và dài, có sức tải chì từ 0.15g – 0.90g. Chân phao rất ngắn, chỉ để kẹp cước câu.
- Trường hợp hai với sức gió: gió thổi liên tục khá mạnh, gần sát mặt nước và tạo nhiều sóng.->Loại phao: phao tròn giống quả lê, chân phao khá dài bằng inox ổn định trong nước. Lực tải chì từ 0.15g – 1.2g.
Đối với vùng nước buông câu là các kênh đào có kích thước rộng
- Độ sâu nước: từ 3 -6m
- Sức nước chảy: đều, có thể chậm đi vài phút sau đó đột nhiên nước chảy khá nhanh và gần như chảy xiết khi cửa đập mở để tháo nước khi tàu thuyền qua lại.
- Loại cá muốn câu: cá chài, cá vền, cá chép…
- Sức gió: ở nơi gió thoáng rộng, có gió, dòng nước chảy nhanh.
- Sử dụng loại phao: thân ngắn hình tròn bầu dục, chân phao khá dài bằng inox, có sức tải chì từ 1,25g đến 2g.
Đối với vùng nước buông câu là sông:
- Độ sâu: 1-6m hoặc >6m.
- Sức nước: chảy mạnh và xiết.
- Loại cá câu: cá chài, cá viền, cá chép…
- Sức gió: mạnh, không thuần hướng.
- Sử dụng phao: Phao thân ngắn hình tròn bầu dục, chân phao khá dài bằng inox, sức tải chì từ 3g đến 15g.
Đối với ao hồ, quặng cát ven sông:
- Độ sâu: 1->6m.
- Sức nước: chảy nhẹ hoặc yên tĩnh.
- Sức gió: không có gió đến gió thổi mạnh.
- Loại cá muốn câu: cá chài, cá vền, chép…
- Sử dụng phao câu: Phao thuôn dài dùng khi vắng gió hay khi sóng gợn lăn tăn trên mặt nước. Khi gió mạnh tạo sóng lớn, dòng chảy ngược dưới đáy thì bạn cần phải thay phao dài bằng phao có thân ngắn tròn và bầu dục.
Trường hợp câu gần mặt nước hay câu lửng:
- Cách bờ: 1-5m.
- Sức nước: chảy nhẹ hoặc yên tĩnh.
- Nơi câu: Kênh đào, sông chảy chậm, ao hồ, quặng cát, hoặc đầm nước nông, ruộng.
- Sức gió: không có gió hoặc thổi nhẹ.
- Sử dụng loại phao: phao có thân ngắn mảnh, hình giọt nước, chịu tải chì từ 0.04g đến 0.14g.
5. Dây Câu Cá
Dây câu cá được chia thành 3 loại chính là Dây Cước, Dây Leader, Dây PE ( hay còn được gọi là dây dù ). Vậy 3 loại dây câu này có điểm nổi bật gì, phù hợp với dòng cân câu cá nào, Shop Đồ Câu Cá Lào Cai sẽ được trình bày cụ thể chi tiết dưới đây.
Dây câu leader là gì?
Là thuật ngữ của giới chuyên môn dùng để chỉ đoạn dây cước được gắn liền với dây braid (hay còn gọi dây trục) được cài trong ổ máy của cần câu thường dùng trong câu lure. Dây leader còn được gọi với nhiều tên khác như là: dây ngọn, dây Short leader, dây link (câu đơn, lục), cùng chung một loại thường là dây fluorocarbon chịu mài mòn cao.
Có những loại dây Leader nào?
Dây leader thường sử dụng 3 loại dây chính là: momo, flourcarbon và fluorocarbon:
Dây Leader Nylon: Dây momo được tạo thành từ nhiều chất khác nhau nhưng thành phần chủ chốt là nylon. Dây có đặc tính là: dẻo, mềm mại, mức độ co giãn cao, khả năng làm giảm và chống sốc tốt.
Dây Leader flourcarbon: Dây Leader flourcarbon được cấu thành từ nhiều hợp chất, đặc biệt là carbon và fluorine. So với nylon, dây Leader flourcarbon cứng cáp, chịu lực tốt, không bị trầy xước hay xoắn dây trong quá trình câu.
Dây Leader flouro carbon: Dây Leader fluorocarbon loại dây này được các cần thủ đánh giá là tốt nhất trong 3 loại dây leader. Fluorocarbon là sự kết hợp những ưu điểm của dòng dây momo và fluorocarbon.
Dây PE là gì
Dây PE hay còn thấy đầy đủ trên hộp dây là Pe Braid, thông thường các cần thủ hay gọi là dây dù, dây nhợ dây siêu bền …. Dây Pe Braid được cấu tạo từ nhiều sợi dây được BỆN lại với nhau từ nhiều sợi nhỏ khác thành 1 sợi dây lớn. Chính vì thế mọi người sẽ thường thấy thông số dây Pe, X4, X8, X9, X16… số X có nghĩa là số dây được bện lại thành 1 sợi dây. Ví dụ dây Pe X8 sẽ có 8 lõi dây nhỏ được bện lại với nhau, tương tự với những số khác thì như vậy.
Ưu điểm : Dây (dù) braid có kết cấu bền chặt nên ưu điểm của loại dây là khả năng chịu lực rất tốt. Dây braid có khả năng chịu tải cao, do vậy mà khi bị văng – giật với lực mạnh dây vẫn không hề bị đứt hay xây xước. Dây được đánh giá bền hơn các loại dây câu khác.
Nhược điểm
Sức chịu đựng các tác động đột ngột: Nếu so về chỉ tiêu này thì dây mono là cao nhất, tiếp đến là fluorocarbon, dây braid nói chung ít có khả năng chịu các tác động đột ngột kiểu như đóng lưỡi mạnh hay giật đầu cần một cách mạnh bạo. Ngày nay, các dòng dây braid PE cao cấp chuyên cho Jigging đã khắc phục được nhược điểm này. Những câu thủ có kinh nghiệm sẽ biết hóa giải điểm yếu này bằng việc nới lỏng nút chỉnh hãm, hoặc dùng cần có action mạnh vừa phải, thiên về xu hướng dịu một chút hay sử dụng thêm dây ngọn (shock leader) mono vào cuối dây trục.
Khả năng bị phát hiện cao: Không giống như dây Fluoro hay mono, dây braid PE thiếu những tính năng khó bị phát hiện, Tuy nhiên, chọn giải pháp dùng thêm dây ngọn (leader) mono hoặc fluoro sẽ khắc phục được yếu điểm này.
Các thuộc tính không co dãn của dây có thể trói buộc chúng: Dây braid PE thiếu sự co dãn như dây mono nên trong lúc fighting dễ làm tuột lưỡi câu khỏi miệng cá. Chọn một cây cần có action mềm hoặc sử dụng thêm dây ngọn (shock leader) mono/fluoro, tận dụng sự co dãn của dây ngọn sẽ khắc phục được điều này. Thiếu khả năng co dãn cũng có thể là một vấn đề khi quăng vì chỉ cần một sai lầm nhỏ nhất cũng có thể gây tác hại nhiều lần. Các câu thủ giải quyết vấn đề này bằng cách dùng Shock leader mono/Fluoro.
6. Phụ Kiện Câu Cá
Phụ kiện câu cá gồm những gì thực ra thì rất đa loại sản phẩm và do nhu cầu sử dụng của mỗi cần thủ, thông thường một bộ phụ kiện đầy đủ khi đi câu bao gồm: Ghế câu cá, Ô che nắng, Hộp đựng đồ, Dọng đựng cá, Kìm gỡ cá, Vượt cá.. Và còn rất nhiều sản phẩm khác.
Vậy anh/chị quan tâm tới các phụ kiện để đi câu có thể tham khao tại Website shopdocaulaocai.com .
Hy vọng những thông tin chia sẻ từ kinh cá nhân của Shop Đồ Câu Lào Cai những như nguồn thông tin từ các anh chị cần thủ chuyên nghiệp trên toàn quốc. Với bài viết tổng hợp dành cho những anh chị mới câu cần mua.
Xem thêm thông tin tại Fanpage: https://www.facebook.com/docaucalc
Phụ Kiện Câu Cá
Phụ Kiện Câu Cá
Cần câu đài
Cần câu đài
Phụ Kiện Câu Cá
Lưỡi Câu Lăng Xê
Lưỡi Câu Đơn
Lưỡi Câu Lục
Lưỡi Câu Đơn
Mồi Giả
Mồi Giả