Bài viết bên dưới đây sẽ trả lời câu hỏi câu lăng xê là gì? thông tin được tổng hợp từ các tài liệu do các cân thủ trong giới lăng xê chia sẻ rộng rải và kinh nghiệm.
Nếu nói đến các thể loại câu săn hàng cá khủng, như Trắm đen, Trôi củ, Chép cụ, Cá Mè…ko gì hiệu quả bằng thể loại đánh Lăng-Xê. Lăng-Xê là thuật ngữ chỉ thể loại câu ném mồi ra xa giữa hồ hay lòng sông, ko hạn chế độ sâu và rộng của sông hồ và rất hữu hiệu trong việc săn những chú cá khủng, khôn ngoan nhất. Bài viết dưới đây xin giới thiệu một số kiến thức cơ bản về kỹ thuật câu lăng – xê
Mục Lục
Câu Lăng Xê Là Gì?
Câu Lăng-Xê là thuật ngữ chỉ thể loại câu ném mồi ra xa giữa hồ hay lòng sông, ko hạn chế độ sâu và rộng của sông hồ và rất hữu hiệu trong việc săn những chú cá khủng, khôn ngoan nhất.

Đồ dùng chuyên dụng cho câu lăng xê
Để chuẩn bị cho việc câu lăng xê thì chúng ta cần chuẩn bị các công cụ . Các công cụ để câu lăng xê bao gồm những công cụ chính sau đây : Cần câu , Máy câu và Bộ lưỡi câu .
Cần câu lăng xê là gì
Theo kinh nghiêm của tôi cân câu lăng xê nên dùng loại cân Trolling ( kiểu Spinning ) là tốt nhất.
Lý do mà mình phải dùng cần Trolling là tại vì mồi câu lăng xê là một loại mồi tương đó nặng, nếu mình muốn ném mồi cho chính xác thì mình phải tìm loại cần tương đối cứng như loại cần Trolling . Nếu khó tìm loại cần này thì chúng ta có thể áp dụng loại cần nào cũng được mà có cấu hình tương đương với loại cần Trolling này .
Cấu hình của cần câu lăng xê nên chọn loại cấu hình như sau :
- Dài từ : 1.7m -2.5m
- Action : Fast
- Power : M (Medium ) hoặc MH (Medium/Heavy )

Action là như thế nhưng thực ra thì mình có thể chọn loại cần câu mà có thể ném chính xác loại mồi nặng khoảng 50g-100g và hợp với điểm câu của mình là được không cần phải có cấu hình chính xác như nói trên nhưng nếu muốn có được sự chuyên nghiệp hơn thì loại cần và cấu hình của cần phải được chính xác như đã hướng dẫn ở phần trên
Có thể bạn quan tâm tới cần câu lăng xê Shop Đồ Câu Lào Cai đang giao bán: Cần lâu lăng xê
Máy câu lăng xe là gì
Máy câu hợp với việc câu lăng xê nhất chỉ có loại máy Spinning ( Máy dọc ) nhưng cũng có rất không ít người dùng loại máy Trolling ( Máy ngang ) cái đó thì tùy theo thói quen của mỗi cần thủ .
Theo tôi máy câu lăng xê không nhất định phải dùng loại máy nào chỉ cần biết là máy đó có thể kéo được cá mục tiêu của mình là được hay còn nói theo cách khác là câu cá to thì dùng máy to câu cá nhỏ thì dùng máy nhỏ . Cái quan trọng trong việc chọn máy câu lăng xê là phải tìm được máy có thể ném mồi được xa còn vẫn để khác thì không quan trọng lắm .

Lưỡi câu lăng xê là gì
Theo tôi biết bộ lưỡi câu lăng xê đã được chia thành 2 loại là : Bộ lưỡi câu hồ ( câu hồ dịch vụ , hồ giải trí ) và Bộ lưỡi câu điểm tự nhiên ( câu sông , câu thủy điện, điểm câu tự nhiên ) . Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 loại bộ lưỡi câu nhé.
Bộ lưỡi câu hồ
Bộ lưỡi lăng xê câu hồ
Bộ lưỡi lưỡi lăng xê câu hồ là bộ lưỡi không có gì đặc biệt nhiều . Điểm mạnh của bộ lươi này là có nhiều lưỡi câu , có từ 3-5 lưỡi câu chính vì có nhiều lưỡi nên khả năng dính cá sẽ cao hơn . Điểm yếu là khó câu với điểm câu có nhiều măc vướng ở dưới nước vì có nhiều lưỡi nên khả năng mắc, vướng cũng rất cao .

Chính vì điểm mạnh điểm yếu đó dân câu mới hay sử dụng loại bọ lưỡi này trong việc câu kéo trong các hồ dịch vụ hơn dùng câu trong điểm câu tự nhiên vì điểm câu tự nhiên có nhiều mắc vướng .
Xem thêm: Dây câu lăng xê – Lưỡi câu lăng xê
Bộ lưỡi câu điểm tự nhiên.
Độ co giãn của lò xo
Lý do mà lò xo của bộ lưỡi câu này có độ co gãn là để giàm tỉ lệ mắc vướng.Nếu lò xo bình thường khi mắc vướng ở dưới nước thì sẽ khó kéo lên .
Bộ lưỡi này thường thì không thấy bán ở các tiệm đồ câu. Nó được dân câu họ tự chế. Cách làm lò xo này cũng không có gì khó các bác chỉ cần 1 cái kìm và 20cm dây thép. Dây thép có thể mua được ở cửa hàng bán vật liệu xây dựng giá của nó khoảng 3000 đ/1 cuộn . 1 cuộn dây thép các bác có thể là được khoảng 40-50 cái lò xo trong vong 30 phút
Cách làm Lò Xo
Làm xong lòxo thì mình sẽ tiếp tục lắp lưỡi vào lo xo . Cách lắp lưỡi vào lò xo cũng không có gì khó.Chúng ta chỉ cần chuẩn bị khoảng 40 cm dây dù vì dây dù khi xuống nước sẽ mềm và làm cho lưỡi bơi tự nhiên hơn dùng dây cước .
Nếu đi câu sông hoặc điểm câu tự nhiên hay có nhiều vướng lắm như là vướng cây , vướng cỏ,vướng đá ..vv… vì 90% cá nó thích sống ở nơi có nhiều cây cỏ và đã nếu thiếu những yếu tố này thì ít khi có cá lắm , chính vì vậy khi đi câu điểm tự nhiên các bác nên chuần bị ít nhất 10 cái bộ lưỡi lăng xê này vì rất hay mất lưỡi .
Kỹ Thuật Câu Lăng Xê
Câu lăng xê không khó , Theo kinh nghiệm của tôi câu lăng xê bao gồm có 2 kỹ thuật câu lớn đó là kỹ thật câu chìm và kỹ thuật câu nổi nhưng trước khi đi vào 2 kỹ thật đó chúng ta đi tìm hiểu về mồi và cách móc mồi trước nhé
Mồi và cách móc mồi .
Cách chế biến mồi lăng xê: Cách chế biến mồi lăng xê thì có hàng ngàn công thức khác nhau, mỗi loại cá và mỗi điểm câu sẽ có công thức làm mồi khác nhau . ví dụ như câu cá hồ thì mồi câu có thể cá tới 80% cám gạo nhưng nếu câu sông ( nước chạy nhẹ ) thì 80% cám gạo là quá cao vì nếu nhiều cám gạo thì mồi sẽ không dính chắc vào nhầu khi mồi xuống nước sẽ tan hết chính vì vậy nếu muốn câu sông bằng mồi cám thì phải cho thêm bột ngô và ruột bánh mỳ để có thêm khả năng dính chắc của mồi. Ở đây tôi sẽ hướng dẫn bác công thức cơ bản để chế biến mồi .

Mồi lăng xê mà tôi dùng để câu cá trê
Nguyên liệu gồm có:
- Cám gạo 1kg
- Bánh mỳ xay 1/2 kg
- Trứng Vịt 5 quả
- Mắm tôm 1/2 lọ nhỏ
- Tép xay 100 g
- Sữa chua 1 hộp
Cách chế biến: Trộn tất cả vào nhau rồi bóp đều đều trong quá trình bóp cho thêm nước lã từng chút một, đừng cho nhiều cùng một lúc vì nếu cho nhiều nước mồi sẽ nát nhưng nếu cho ít quá thì mồi sẽ cứng , cách tốt nhất là mình vừa bóp vừa cho dần từng ít nước, cứ làm như thế cho lúc nào nó đủ độ dẻo thì bỏ vào hộp rồi ủ trong 2-3 ngày rồi mang đi câu .
Công thức trên là công thức câu điêm câu có nước đứng nếu chế biến theo điểm câu nước chạy nhẹ thì phải dùng công thức sau đây:
- Cám gạo 1kg
- Bánh mỳ xay 2/3 kg
- Trứng Vịt 5 quả
- Mắm tôm 1/2 lọ bé
- Tép xay 100 g
- Sữa chua 1 hộp
- Bột ngô 4-6 thìa canh
Cách chế biến: Trộn tất cả vào nhau rồi bóp đều đều trong quá trình bóp thì mình cho thêm nước lã từng chút một, đừng cho nhiều cùng một lúc vì nếu cho nhiều nước quá nó sẽ nát nhưng nếu cho ít quá thì nó sẽ cứng , cách tốt nhất là mình vừa bóp vừa cho dần từng ít nước, cứ làm như thế cho lúc nào nó đủ độ dẻo thì bỏ vào hộp rồi ủ trong 3-4 ngày ( vì cần mùi nặng và chua hơn )rồi mang đi câu .
Mồi câu lăng xê nói chung cách làm mồi giống thính câu lục. Nhưng thính câu lục nát hơn nhiều và không thể bóp vào lưỡi câu trực tiếp được , Nếu bác muốn chế biến thính câu lục thành mồi lăng xê thì bác cho thêm bánh mỳ xay và cám gạo vào hoặc nói theo cách khác là làm thế nào cho mồi nát trở thành mồi dẻo để có thể bám dính vào lò xo và lưỡi câu .
Bóp mồi lăng xê chỉ cầm mồi lên rồi bóp vào cái lò xo bóp đi bóp lại cho nó thành hình tròn như ảnh trên, còn lưỡi câu thì có thể nhét luôn vào trong môi hoặc có thể để ở ngoài cũng được nhưng nếu để lưỡi ở ngoài thì họ hay móc mồi tươi vào như là hạt ngô, giun đất, hạt xốp hoặc không móc gì cũng được vì phần lớn cá ăn cỏ ( cá ăn chay ) là thuộc loại cá ăn mồi bằng cách hút mồi vì vậy lúc nó hút mồi là lưỡi câu của mình sẽ bay vào mồm nó nhưng nếu mình móc hạt ngô vào thì hạt ngô khi xuống nước nó sẽ làm cho trọng lượng của lưỡi câu của mình nhẹ hơn và nổi trong nước được tự nhiên hơn và khả năng cá sẽ hút lưỡi mình vào miệng sẽ cao hơn .
Kỹ thuật câu chìm
Trước khi câu phải lắp ráp cân câu với lưỡi câu đã hay còn gọi là bước “chuẩn bị vũ khí ”
Chuẩn bị cần câu chì
Chuần bị cần câu xong rồi thì cứ thế mà câu thôi nhưng các bác để ý là sau khi ném mồi xuống nước là các bác nhớ thả phanh ra nhé để lúc nào cá kéo máy nó mới kêu lên rôi mình mới biết là có cá đớp mồi. Nếu không thả phanh thì cá sẽ kéo cả cần xuống nước đấy .
Còn có một cách để nhận biết là có cá đang đớp mồi của mình cách đó là kẹp mồi vào cước . khi chúng ta ném mồi xuống nước rồi thì ta nặn một ít mồi bằng đầu ngón tay cái rồi kẹp vào diây câu cách đầu cần khoảng 40-50cm . Lúc nào có cá đớp mồi thì mồi mà mình kẹp vào dây câu sẽ nhảy lên nhảy xuống

Cách nhận biết cá đớp mồi.
Ném mồi rồi cứ đợi đến khi nào máy câu của mình kêu lên cho mình biết là có một cái gì đó trong nước đang kéo cước của mình ra .
Câu lăng xê chìm này là một kiểu câu sướng nhất chẳng phải làm gì cứ ném mồi là ngồi đợi và cái mà tôi thích nhất trong kiểu câu này là có thể câu được nhiều cần cùng một lúc . Hôm nào khỏe thì tôi phải dùng 6 cần cùng một lúc nhưng hôm nào yếu hoặc lười thì chỉ câu 3 cần thôi …vừa câu vừa nhậu và còn buôn chuyện nữa chứ
Kỹ thuật câu lăng xê nổi
Lắp cần theo kiểu câu nổi.
Kiểu câu này dùng câu hiệu quả nhất là câu cá mè ngoài cá mè còn có loại cá da trơn như cá Tra Dầu trong hồ câu dịch vụ hoặc chúng ta có thể nói theo cách khác là câu loại cá ăn mồi mặt nước là hiệu quả nhất. Ví dụ là câu cá mè: Câu cá mể phải câu ở mức nước từ 50cm — 100cm trong khi đó dây linh phao của mình đã là 30cm rôi vì vây ta phải bược dây linh câu them 70cm để cho nó đủ 100cm nhưng các bác để ý một chú dây linh câu phải là dây có chiu lực bế hơn cước chính và dây link của phao vì nêu bị vướng cái gì đó mình mới không mất chì neo và phao. Khi bị đứt cước mình chỉ cần thay bộ lưỡi.Nhưng câu kiểu này rất ít khi bị vướng .

Vấn đề mà hay xảy ra khi câu kiểu này là phao của mình không đứng yên một chỗ muốn giải quyết vấn đề này thì phải thay cai chì bình thường bằng cái chì vòng
Khi mình ném mồi ra cái chì vòng sẽ chìm xuống tới mặt đất ở dưới hồ, chì sẽ kéo lại cái phao cho đứng yên một chỗ nếu mồi mình không chạy lung tung thì mồi mình cũng sẽ không tan nhanh trong nước. Câu kiểu này hơi khổ một chút vì mình phải chịu khó quan sát phao nếu không thì cái mà người ta gọi là “Móm” sẽ tới với mình.
Hướng dẫn cách buộc chì câu cá
Có nhiều cách khác nhau để bạn có thể buộc chì câu cá, tuy nhiên, chúng tôi xin được nói sơ qua về cách đơn giản nhất để bất kì người mới nào cũng có thể thực hiện.
Bước 1. Đầu tiên, bạn cần xỏ dây câu qua lỗ chì.

Bước 2. Luồn dây lần 2
Sau khi ở bước 1 đã luồn dây qua thân chì, bước 2 này bạn tiếp tục luồn dâu câu lần thứ 2 qua thân chì tạo thành một.
Sau đó bạn dùng tay kéo thắt dây cho chặt để dây cước câu tạo thành một vòng cuốn ôm lấy viên chì, sau khi luồn dây lần 2 ta sẽ được như hình sau

Và kết quả của bước 2 là ta sẽ có một vòng dây cước ôm chặt lấy thân chì như sau

Bước 3. Tạo nút thắt cố định chì
Phần đầu dây cước câu (đầu buộc lưỡi) bạn cuốn vòng dây tạo thành nút thắt cạnh một bên đầu lỗ của thân chì, sau đó kéo tay bên phải cho phần nút thắt lại sát với đầu chì

Bước 4. Thắt nút cố định chì đầu còn lại
Sau khi ở bước 3 bạn đã kéo cho phần đầu thắt nút chặt với đầu lỗ chì rồi, ta sẽ cuộn vòng dây nốt đầu còn lại để cố định chì, cũng tương tự như buộc nút thắt ở bước 3 thôi nhé

Như vậy là ta đã buộc được chì cố định trước lưỡi câu giúp cố đinh mồi và lưỡi câu cá ở tầng đáy, đây là cách buộc chì câu cá cố định nhé các bạn, không trượt lên trượt xuống được
Và đây là kết quả cuối cùng

Thông thường, người ta sử dụng chì càng nhỏ càng tốt. Bởi điều đó cũng có nghĩa là mồi sẽ được phô trương thu hút cá đến mà không bị cá thấy hay bị gắn chặt dưới đáy để cho những loại cá nhát có thể ăn mồi cũng như tăng sự rung động của dây khi có chuyển động bất thường.
Mức trọng lượng đẹp nhất của chì buộc thường là từ 15gr -30gr. Đây được coi là mức vừa đủ để mồi trôi theo dòng nước cuốn, giúp mồi trông có vẻ tự nhiên và sống động, dễ dàng thu hút cá hơn.
Các loại chì câu cá
Chì trượt và chì cố định trong câu cá
Có nhiều kích cỡ, hình dáng chì khác nhau, tuy nhiên chì câu cá thường được chia làm hai loại cơ bản:
- Loại chì trượt: Là loại chì mà dây có thể chạy xuyên qua ruột
- Loại chì cố định: Là loại chì để nối bằng khoen
Tùy từng loại chì khác nhau mà chúng ta có những cách buộc chì câu cá khác nhau, với kích cỡ phù hợp. Chì cố định có thể được gắn thẳng vào thẻo hay dây chính bằng cách kẹp, quấn hay buộc nút thắt. Bạn cần kẹp cẩn thẩn, hay dùng nút thắt để cố định chì.
Khi bạn thả dây câu, chì sẽ di chuyển theo mồi, kể cả khi mồi đã bị cá ăn. Còn với loại chì trượt thì chì sẽ di chuyển theo đường dây, thường áp dụng cho mồi thật. Dây có thể di chuyển khi cá ăn mồi mà không làm động đến chì. Do đó, nó ít tạo sức cản hơn chì cố định, thường thích hợp cho các loại cá nhút nhát hoặc ăn nhẹ.
Đây là một số kinh nghiệm câu lục, cũng như Shop Đồ Câu Lào Cai đã trả lời toàn bộ câu hỏi câu lăng xê là gì? cách chọn lưỡi câu?. Hy vọng với những kinh nghiệm đơn giản thế này sẽ giúp các bạn có những lựa chọn chính xác và phù hợp với nhu cầu câu lăng xê của mình. Chúc các bạn đầy ắp cá.
Xem thêm: Đồ Câu Cá